Sai lầm biến tàu Diamond Princess thành 'lò ấp virus'
Đêm cuối cùng trong hành trình hai tuần nghỉ dưỡng, thuyền trưởng Diamond Princess thông báo một khách rời du thuyền 9 ngày trước dương tính với nCoV.
Bất chấp nỗi lo lắng của mọi người, các hoạt động tập thể vẫn được tổ chức trên tàu, trong lúc du thuyền Diamond Princess hướng về phía cảng Yokohama, thành phố lớn thứ hai Nhật Bản. Hành khách thưởng thức món bò bít tết cho bữa tối, xem các màn biểu diễn trong nhà hát 700 chỗ, hoặc chen chúc trong quán bar và sàn nhảy.
Công ty điều hành Diamond Princess thậm chí vội vã tổ chức thêm hoạt động giải trí như bóng bàn, karaoke và lớp học nhảy nhằm phục vụ hành khách, khi họ dự kiến phải ở lại tàu thêm một ngày để giới chức y tế kiểm tra triệu chứng nhiễm nCoV.
Tyler và Rachel Torres, cặp vợ chồng mới cưới đến từ Texas, Mỹ, tối hôm đó tới xem một buổi biểu diễn tại nhà hát trên du thuyền với hy vọng tận hưởng trọn vẹn chuyến đi lãng mạn. "Chúng tôi không thực sự quan tâm đến mối nguy hiểm khi rời khỏi phòng. Do đây là tuần trăng mật, chúng tôi không muốn lãng phí những thời khắc cuối cùng trên du thuyền", Rachel cho biết.
Khi các hành khách đắm mình trong tiếng nhạc, rất có thể họ đã tiếp xúc với nCoV, chủng virus khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc khiến hơn 2.600 người tử vong. Giới chức Nhật Bản mất tới hơn 72 giờ để áp lệnh cách ly Diamond Princess, tính từ lúc nhận được thông báo đầu tiên về hành khách Hong Kong đi tàu tháng trước nhiễm nCoV.
Công ty điều hành Diamond Princess thậm chí vội vã tổ chức thêm hoạt động giải trí như bóng bàn, karaoke và lớp học nhảy nhằm phục vụ hành khách, khi họ dự kiến phải ở lại tàu thêm một ngày để giới chức y tế kiểm tra triệu chứng nhiễm nCoV.
Tyler và Rachel Torres, cặp vợ chồng mới cưới đến từ Texas, Mỹ, tối hôm đó tới xem một buổi biểu diễn tại nhà hát trên du thuyền với hy vọng tận hưởng trọn vẹn chuyến đi lãng mạn. "Chúng tôi không thực sự quan tâm đến mối nguy hiểm khi rời khỏi phòng. Do đây là tuần trăng mật, chúng tôi không muốn lãng phí những thời khắc cuối cùng trên du thuyền", Rachel cho biết.
Khi các hành khách đắm mình trong tiếng nhạc, rất có thể họ đã tiếp xúc với nCoV, chủng virus khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc khiến hơn 2.600 người tử vong. Giới chức Nhật Bản mất tới hơn 72 giờ để áp lệnh cách ly Diamond Princess, tính từ lúc nhận được thông báo đầu tiên về hành khách Hong Kong đi tàu tháng trước nhiễm nCoV.
Xe cứu thương đỗ tại cảng Yokohama, Nhật Bản để chở bệnh nhân nhiễm nCoV trên tàu Diamond Princess đến bệnh viện hôm 7/2. Ảnh: Reuters.
Giới chức Hong Kong thông báo ca bệnh này cho Bộ Y tế Nhật Bản vào sáng sớm 2/2. Tuy nhiên, phát ngôn viên công ty Princess Cruises, chủ sở hữu Diamond Princess, cho biết tới ngày 3/2 họ mới nhận được "xác nhận chính thức" và thông báo cho hành khách vào tối hôm đó.
Chỉ khi các bữa tiệc và buổi biểu diễn kết thúc lúc khoảng 23h ngày 3/2, hành khách mới được khuyến cáo nên ở trong phòng. Sau khi du thuyền cập cảng Yokohama, các nhân viên y tế đến từng phòng kiểm tra nhiệt độ, triệu chứng ho và tiến hành xét nghiệm nCoV với một số hành khách.
Trong lúc việc sàng lọc diễn ra, ban điều hành Diamond Princess quyết định hủy các hoạt động mà họ đã lên kế hoạch. Tuy nhiên, mọi người vẫn tụ tập trên tàu, xếp hàng ăn buffet, dùng chung muôi, kẹp, cũng như những lọ muối và tiêu trên bàn.
Các hành khách nghĩ rằng việc lên bờ chỉ bị trì hoãn khoảng một ngày, cho tới khi thuyền trưởng ra thông báo mới trong lúc họ dùng bữa sáng hôm 5/2. Ông cho biết Bộ Y tế Nhật Bản đã xác nhận 10 ca nhiễm nCoV trên tàu, nên các hành khách cần quay về phòng ngay lập tức và họ sẽ bị cách ly 14 ngày tới.
Với tình thế bị mắc kẹt trong cabin, hàng nghìn hành khách của Diamond Princess bắt đầu nhớ lại những sự việc có khả năng đã khiến họ nhiễm nCoV trước khi du thuyền bị cách ly. Họ tự hỏi tại sao tiệc buffet trên boong vẫn được tổ chức dù ban điều hành tàu đã biết về hành khách Hong Kong nhiễm bệnh. Những buổi đấu giá nghệ thuật, tiệc trà chiều, trò chơi đố vui và mạt chược bỗng mang đến dự cảm về tai họa.
Nhằm xoa dịu nỗi lo sợ, phát ngôn viên của công ty Princess Cruises cho biết thủy thủ đoàn đã tiến hành "dọn dẹp và vệ sinh môi trường hàng ngày", sử dụng chất diệt khuẩn "được cho là giết virus corona nhanh chóng trong vòng 30 giây". Tuy nhiên, số ca nhiễm nCoV trên Diamond Princess tăng dần mỗi ngày.
Điều khiến các hành khách hoang mang hơn cả là cảm giác thông tin bị bưng bít. Vài giờ sau khi Bộ Y tế Nhật Bản công bố với truyền thông, họ mới biết về số ca nhiễm nCoV mới ghi nhận. Tình huống này khiến họ phải đếm số xe cứu thương xếp hàng trên bến tàu để đoán số ca bệnh mới vào hôm đó. Một số hành khách Nhật Bản còn treo băng rôn lên ban công du thuyền, bao gồm dòng chữ: "Thiếu thuốc và thiếu thông tin nghiêm trọng".
Trong quá trình cách ly, các chính sách và phương thức thực hiện liên tục thay đổi. Vào ngày cách ly thứ hai, giới chức bắt đầu cho phép những người ở trong cabin kín ra ngoài hít thở không khí trong lành. Tuy nhiên, đến ngày hôm sau, hành khách mới được cảnh báo giữ khoảng cách ít nhất 2 m với bất cứ ai. Tyler Torres, một y tá, cho biết mọi người không phải lúc nào cũng đeo khẩu trang trên boong.
Chỉ khi các bữa tiệc và buổi biểu diễn kết thúc lúc khoảng 23h ngày 3/2, hành khách mới được khuyến cáo nên ở trong phòng. Sau khi du thuyền cập cảng Yokohama, các nhân viên y tế đến từng phòng kiểm tra nhiệt độ, triệu chứng ho và tiến hành xét nghiệm nCoV với một số hành khách.
Trong lúc việc sàng lọc diễn ra, ban điều hành Diamond Princess quyết định hủy các hoạt động mà họ đã lên kế hoạch. Tuy nhiên, mọi người vẫn tụ tập trên tàu, xếp hàng ăn buffet, dùng chung muôi, kẹp, cũng như những lọ muối và tiêu trên bàn.
Các hành khách nghĩ rằng việc lên bờ chỉ bị trì hoãn khoảng một ngày, cho tới khi thuyền trưởng ra thông báo mới trong lúc họ dùng bữa sáng hôm 5/2. Ông cho biết Bộ Y tế Nhật Bản đã xác nhận 10 ca nhiễm nCoV trên tàu, nên các hành khách cần quay về phòng ngay lập tức và họ sẽ bị cách ly 14 ngày tới.
Với tình thế bị mắc kẹt trong cabin, hàng nghìn hành khách của Diamond Princess bắt đầu nhớ lại những sự việc có khả năng đã khiến họ nhiễm nCoV trước khi du thuyền bị cách ly. Họ tự hỏi tại sao tiệc buffet trên boong vẫn được tổ chức dù ban điều hành tàu đã biết về hành khách Hong Kong nhiễm bệnh. Những buổi đấu giá nghệ thuật, tiệc trà chiều, trò chơi đố vui và mạt chược bỗng mang đến dự cảm về tai họa.
Nhằm xoa dịu nỗi lo sợ, phát ngôn viên của công ty Princess Cruises cho biết thủy thủ đoàn đã tiến hành "dọn dẹp và vệ sinh môi trường hàng ngày", sử dụng chất diệt khuẩn "được cho là giết virus corona nhanh chóng trong vòng 30 giây". Tuy nhiên, số ca nhiễm nCoV trên Diamond Princess tăng dần mỗi ngày.
Điều khiến các hành khách hoang mang hơn cả là cảm giác thông tin bị bưng bít. Vài giờ sau khi Bộ Y tế Nhật Bản công bố với truyền thông, họ mới biết về số ca nhiễm nCoV mới ghi nhận. Tình huống này khiến họ phải đếm số xe cứu thương xếp hàng trên bến tàu để đoán số ca bệnh mới vào hôm đó. Một số hành khách Nhật Bản còn treo băng rôn lên ban công du thuyền, bao gồm dòng chữ: "Thiếu thuốc và thiếu thông tin nghiêm trọng".
Trong quá trình cách ly, các chính sách và phương thức thực hiện liên tục thay đổi. Vào ngày cách ly thứ hai, giới chức bắt đầu cho phép những người ở trong cabin kín ra ngoài hít thở không khí trong lành. Tuy nhiên, đến ngày hôm sau, hành khách mới được cảnh báo giữ khoảng cách ít nhất 2 m với bất cứ ai. Tyler Torres, một y tá, cho biết mọi người không phải lúc nào cũng đeo khẩu trang trên boong.
Tấm nhựa ngăn cách người nhiễm nCoV với hành khách khác trên chuyến bay sơ tán của Mỹ hôm 17/2. Ảnh: NY Times.
Tới ngày cách ly thứ năm, hành khách mới được cấp khẩu trang N95, cũng như được khuyến cáo đeo chúng khi mở cửa nhận đồ ăn và các dịch vụ khác từ thủy thủ đoàn. Bước sang ngày thứ 10, chính phủ Nhật cho phép một số hành khách lên bờ cách ly, bao gồm những người trên 80 tuổi có bệnh lý nền hoặc sống trong cabin kín.
Những thay đổi này không giúp ổn định tình hình, khi các hành khách đã chờ đợi suốt nhiều ngày để nhận được đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính như tiểu đường hay huyết áp cao. Họ cũng hết kem đánh răng và không còn quần áo sạch.
"Con tàu bị mất kiểm soát. Một dịch bệnh đang bùng phát, nhưng chúng tôi không biết phải làm gì", Tadashi Chida, một hành khách trong độ tuổi 70, viết trong lá thư gửi Bộ Y tế Nhật Bản, nói thêm rằng các nhân viên y tế không chăm sóc những người có triệu chứng bệnh.
Ban đầu, giới chức y tế không tiến hành xét nghiệm nCoV cho tất cả người trên tàu, với lý do thiếu nguồn lực. Thay vào đó, họ tập trung vào những cá nhân có nguy cơ nhiễm nCoV cao, như người từng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, có triệu chứng hoặc cao tuổi.
Tuy nhiên, một số hành khách không được chăm sóc y tế đầy đủ, ngay cả khi họ bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Vào ngày cách ly đầu tiên, Carol Montgomery, công dân Mỹ 67 tuổi, gọi cho phòng y tế trên tàu để thông báo bà bị sốt và muốn xét nghiệm, nhưng nhận được câu trả lời rằng điều đó phụ thuộc vào Bộ Y tế Nhật Bản.
Một ngày sau, John Montgomery, chồng của bà, gọi điện cho Đại sứ quán Mỹ ở Tokyo để thuyết phục một quan chức rằng mọi người đều cần được xét nghiệm. "Chúng tôi đang ở trên một lò ấp virus. Đây giống như một thí nghiệm và chúng tôi là những con chuột bạch", ông Montgomery nói.
Cuối cùng, bà Montgomery cũng thuyết phục được phòng y tế trên Diamond Princess cho phép hai vợ chồng rời cabin để kiểm tra sức khỏe. Một bác sĩ xét nghiệm cúm cho họ với kết quả âm tính, sau đó kê thuốc kháng sinh cho bà Montgomery để điều trị viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, họ vẫn không được xét nghiệm nCoV trước khi lên chuyến bay sơ tán công dân do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức.
John Haering, một công dân Mỹ khác trên Diamond Princess, đã gọi phòng y tế khi nhiệt độ cơ thể ông tăng cao. Họ cho biết ông sẽ phải chờ nếu đó không phải tình huống khẩn cấp, sau đó cử người tới hỏi nhiệt độ của ông rồi rời đi. Bên trong cabin, người đàn ông 63 tuổi đang vã mồ hôi đã phải tắm nước lạnh và uống những viên Tylenol cuối cùng, khi thân nhiệt lên tới 40 độ C.
4 ngày sau, các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ xuất hiện trước cửa cabin của Haering và vợ, đề nghị ông xếp đồ đạc và đưa ông lên xe cứu thương, bỏ lại người vợ trên tàu. Ngày tiếp theo, bác sĩ tại một bệnh viện cách cảng Yokohama hơn 60 km nói với Haering rằng ông dương tính với nCoV. Haering đang điều trị tại bệnh viện này, trong khi vợ ông hiện được cách ly ở một căn cứ quân sự Mỹ.
1.045 thủy thủ trên tàu là những người đối mặt nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất, nhưng vẫn phải làm việc quần quật, đôi khi theo ca trực dài tới 13 giờ. Họ chuẩn bị bữa ăn và giao tới 1.500 cabin ba lần mỗi ngày, đồng thời thay khăn tắm, ga giường và cung cấp những tiện ích khác cho khách như các trò chơi, mặt nạ dưỡng da, hay chocolate vào Lễ Tình nhân.
Họ cũng phải điều phối đường dây điện thoại khi những hành khách giận dữ đề nghị giải đáp các vấn đề, quét sàn và lau lan can sau mỗi đợt hành khách ra ngoài hít thở không khí trong lành, canh chừng hành lang vào ban đêm để đảm bảo hành khách không rời phòng. Với một số công việc nhất định, họ không đeo găng tay và tái sử dụng khẩu trang lâu hơn số ngày được khuyến cáo.
"Sự căng thẳng về cảm xúc, tâm lý và thể chất mà chúng tôi trải qua thực sự khó khăn", một phụ nữ giấu tên làm việc trong bếp trên Diamond Princess chia sẻ. Cô là một trong 85 thành viên thủy thủ đoàn dương tính với nCoV.
Thủy thủ đoàn ở trong những khu vực sát nhau bên dưới boong tàu, với 4 người dùng chung một phòng tắm và dùng bữa theo kiểu buffet. Thậm chí sau khi một số thành viên bị sốt, họ vẫn ở chung phòng với nhau. "Việc cách ly có nghĩa lý gì vậy? Chúng tôi mắc kẹt trong chiếc hộp vốn đã nhiễm bệnh", một thủy thủ cho hay.
Bất cứ ai có mặt trên tàu đều trở thành đối tượng có thể bị lây nhiễm, kể cả quan chức y tế. Hàng trăm người đã lên tàu để hỗ trợ sàng lọc và các công việc hành chính, trong đó nhiều quan chức ít kinh nghiệm trong quản lý bệnh truyền nhiễm. Một số người không mặc đồ bảo hộ đầy đủ và 6 người đã nhiễm nCoV.
Nỗi sợ hãi bao trùm khi số ca nhiễm trên tàu Diamond Princess không ngừng tăng lên. Trong những nhóm kín trên Facebook, các hành khách cho biết họ vô cùng muốn rời du thuyền, đồng thời đặt nghi vấn về tính hiệu quả của biện pháp cách ly, cũng như lo ngại nCoV có thể lây lan giữa các phòng qua hệ thống thông gió.
Một quan chức thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ban đầu cho biết chưa có bằng chứng nào cho thấy nCoV lan truyền theo cách đó, nói thêm rằng hành khách tốt hơn hết nên chờ đợi trong phòng. Tuy nhiên, hơn một tuần sau, giới chức Mỹ thay đổi quan điểm và tuyên bố sơ tán công dân trước khi hết hạn cách ly. Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ thừa nhận "hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu có nguy cơ nhiễm bệnh cao".
Quá trình sơ tán cũng gặp vấn đề. Trong lúc 328 công dân Mỹ đang ngồi trên xe buýt lên đường tới sân bay ở thủ đô Tokyo, giới chức Nhật Bản thông báo với Bộ Ngoại giao Mỹ rằng 14 người trong đoàn sơ tán có kết quả dương tính với nCoV. Nhóm người phải chờ đợi nhiều giờ trên đường băng, khi các chuyên gia của CDC thảo luận với quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế Mỹ.
Giới chức Mỹ cuối cùng quyết định đưa tất cả về nước, kể cả 14 người dương tính với nCoV. Họ sắp xếp những người nhiễm nCoV ở phía sau máy bay, ngăn cách với phần còn lại chỉ bằng tấm màn nhựa cao hơn 3 m. Gay Courter, một công dân Mỹ 75 tuổi, cho biết khi các hành khách lên khoang, người phụ nữ đứng cạnh bà được thông báo nhiễm nCoV.
"Chúng tôi cách nhau chưa đầy một mét. Khi đó tôi nghĩ rằng mình vừa dành hai tuần để tránh bất cứ ai mắc bệnh, nhưng giờ đây người đó lại đứng ngay trước mặt tôi", Courter nói.
Đêm 18/2, Bộ Y tế Nhật Bản bắt đầu để các hành khách rời tàu Diamond Princess sau khi hết hạn cách ly, xác nhận những người này đều âm tính với nCoV và "không có nguy cơ nhiễm bệnh".
Gần 1.000 người từng bị cách ly sau đó được di chuyển tự do, thoải mái sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau khi rời tàu với kết quả âm tính với nCoV, một phụ nữ ngoài 60 tuổi bắt đầu sốt khi trở về nhà ở Tokyo. Bà xét nghiệm lại và cho kết quả dương tính với nCoV.
Theo bình luận viên Motoko Rich của NY Times, sự chậm trễ của chính phủ Nhật, cùng những biện pháp vụng về, không hiệu quả trong hai tuần cách ly đã biến tàu Diamond Princess thành một thảm họa về mặt dịch tễ học, khiến 634 người nhiễm nCoV và ba trường hợp tử vong.
Trong cuộc họp báo tại Tokyo hôm 22/2, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato xin lỗi và thừa nhận bỏ sót 23 người chưa xét nghiệm nCoV, nhưng vẫn để họ lên bờ. Tình huống này tiếp tục đặt Nhật Bản vào thế khó, khi virus có khả năng đang lây lan trên đất liền.
Những thay đổi này không giúp ổn định tình hình, khi các hành khách đã chờ đợi suốt nhiều ngày để nhận được đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính như tiểu đường hay huyết áp cao. Họ cũng hết kem đánh răng và không còn quần áo sạch.
"Con tàu bị mất kiểm soát. Một dịch bệnh đang bùng phát, nhưng chúng tôi không biết phải làm gì", Tadashi Chida, một hành khách trong độ tuổi 70, viết trong lá thư gửi Bộ Y tế Nhật Bản, nói thêm rằng các nhân viên y tế không chăm sóc những người có triệu chứng bệnh.
Ban đầu, giới chức y tế không tiến hành xét nghiệm nCoV cho tất cả người trên tàu, với lý do thiếu nguồn lực. Thay vào đó, họ tập trung vào những cá nhân có nguy cơ nhiễm nCoV cao, như người từng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, có triệu chứng hoặc cao tuổi.
Tuy nhiên, một số hành khách không được chăm sóc y tế đầy đủ, ngay cả khi họ bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Vào ngày cách ly đầu tiên, Carol Montgomery, công dân Mỹ 67 tuổi, gọi cho phòng y tế trên tàu để thông báo bà bị sốt và muốn xét nghiệm, nhưng nhận được câu trả lời rằng điều đó phụ thuộc vào Bộ Y tế Nhật Bản.
Một ngày sau, John Montgomery, chồng của bà, gọi điện cho Đại sứ quán Mỹ ở Tokyo để thuyết phục một quan chức rằng mọi người đều cần được xét nghiệm. "Chúng tôi đang ở trên một lò ấp virus. Đây giống như một thí nghiệm và chúng tôi là những con chuột bạch", ông Montgomery nói.
Cuối cùng, bà Montgomery cũng thuyết phục được phòng y tế trên Diamond Princess cho phép hai vợ chồng rời cabin để kiểm tra sức khỏe. Một bác sĩ xét nghiệm cúm cho họ với kết quả âm tính, sau đó kê thuốc kháng sinh cho bà Montgomery để điều trị viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, họ vẫn không được xét nghiệm nCoV trước khi lên chuyến bay sơ tán công dân do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức.
John Haering, một công dân Mỹ khác trên Diamond Princess, đã gọi phòng y tế khi nhiệt độ cơ thể ông tăng cao. Họ cho biết ông sẽ phải chờ nếu đó không phải tình huống khẩn cấp, sau đó cử người tới hỏi nhiệt độ của ông rồi rời đi. Bên trong cabin, người đàn ông 63 tuổi đang vã mồ hôi đã phải tắm nước lạnh và uống những viên Tylenol cuối cùng, khi thân nhiệt lên tới 40 độ C.
4 ngày sau, các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ xuất hiện trước cửa cabin của Haering và vợ, đề nghị ông xếp đồ đạc và đưa ông lên xe cứu thương, bỏ lại người vợ trên tàu. Ngày tiếp theo, bác sĩ tại một bệnh viện cách cảng Yokohama hơn 60 km nói với Haering rằng ông dương tính với nCoV. Haering đang điều trị tại bệnh viện này, trong khi vợ ông hiện được cách ly ở một căn cứ quân sự Mỹ.
1.045 thủy thủ trên tàu là những người đối mặt nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất, nhưng vẫn phải làm việc quần quật, đôi khi theo ca trực dài tới 13 giờ. Họ chuẩn bị bữa ăn và giao tới 1.500 cabin ba lần mỗi ngày, đồng thời thay khăn tắm, ga giường và cung cấp những tiện ích khác cho khách như các trò chơi, mặt nạ dưỡng da, hay chocolate vào Lễ Tình nhân.
Họ cũng phải điều phối đường dây điện thoại khi những hành khách giận dữ đề nghị giải đáp các vấn đề, quét sàn và lau lan can sau mỗi đợt hành khách ra ngoài hít thở không khí trong lành, canh chừng hành lang vào ban đêm để đảm bảo hành khách không rời phòng. Với một số công việc nhất định, họ không đeo găng tay và tái sử dụng khẩu trang lâu hơn số ngày được khuyến cáo.
"Sự căng thẳng về cảm xúc, tâm lý và thể chất mà chúng tôi trải qua thực sự khó khăn", một phụ nữ giấu tên làm việc trong bếp trên Diamond Princess chia sẻ. Cô là một trong 85 thành viên thủy thủ đoàn dương tính với nCoV.
Thủy thủ đoàn ở trong những khu vực sát nhau bên dưới boong tàu, với 4 người dùng chung một phòng tắm và dùng bữa theo kiểu buffet. Thậm chí sau khi một số thành viên bị sốt, họ vẫn ở chung phòng với nhau. "Việc cách ly có nghĩa lý gì vậy? Chúng tôi mắc kẹt trong chiếc hộp vốn đã nhiễm bệnh", một thủy thủ cho hay.
Bất cứ ai có mặt trên tàu đều trở thành đối tượng có thể bị lây nhiễm, kể cả quan chức y tế. Hàng trăm người đã lên tàu để hỗ trợ sàng lọc và các công việc hành chính, trong đó nhiều quan chức ít kinh nghiệm trong quản lý bệnh truyền nhiễm. Một số người không mặc đồ bảo hộ đầy đủ và 6 người đã nhiễm nCoV.
Nỗi sợ hãi bao trùm khi số ca nhiễm trên tàu Diamond Princess không ngừng tăng lên. Trong những nhóm kín trên Facebook, các hành khách cho biết họ vô cùng muốn rời du thuyền, đồng thời đặt nghi vấn về tính hiệu quả của biện pháp cách ly, cũng như lo ngại nCoV có thể lây lan giữa các phòng qua hệ thống thông gió.
Một quan chức thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ban đầu cho biết chưa có bằng chứng nào cho thấy nCoV lan truyền theo cách đó, nói thêm rằng hành khách tốt hơn hết nên chờ đợi trong phòng. Tuy nhiên, hơn một tuần sau, giới chức Mỹ thay đổi quan điểm và tuyên bố sơ tán công dân trước khi hết hạn cách ly. Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ thừa nhận "hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu có nguy cơ nhiễm bệnh cao".
Quá trình sơ tán cũng gặp vấn đề. Trong lúc 328 công dân Mỹ đang ngồi trên xe buýt lên đường tới sân bay ở thủ đô Tokyo, giới chức Nhật Bản thông báo với Bộ Ngoại giao Mỹ rằng 14 người trong đoàn sơ tán có kết quả dương tính với nCoV. Nhóm người phải chờ đợi nhiều giờ trên đường băng, khi các chuyên gia của CDC thảo luận với quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế Mỹ.
Giới chức Mỹ cuối cùng quyết định đưa tất cả về nước, kể cả 14 người dương tính với nCoV. Họ sắp xếp những người nhiễm nCoV ở phía sau máy bay, ngăn cách với phần còn lại chỉ bằng tấm màn nhựa cao hơn 3 m. Gay Courter, một công dân Mỹ 75 tuổi, cho biết khi các hành khách lên khoang, người phụ nữ đứng cạnh bà được thông báo nhiễm nCoV.
"Chúng tôi cách nhau chưa đầy một mét. Khi đó tôi nghĩ rằng mình vừa dành hai tuần để tránh bất cứ ai mắc bệnh, nhưng giờ đây người đó lại đứng ngay trước mặt tôi", Courter nói.
Đêm 18/2, Bộ Y tế Nhật Bản bắt đầu để các hành khách rời tàu Diamond Princess sau khi hết hạn cách ly, xác nhận những người này đều âm tính với nCoV và "không có nguy cơ nhiễm bệnh".
Gần 1.000 người từng bị cách ly sau đó được di chuyển tự do, thoải mái sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau khi rời tàu với kết quả âm tính với nCoV, một phụ nữ ngoài 60 tuổi bắt đầu sốt khi trở về nhà ở Tokyo. Bà xét nghiệm lại và cho kết quả dương tính với nCoV.
Theo bình luận viên Motoko Rich của NY Times, sự chậm trễ của chính phủ Nhật, cùng những biện pháp vụng về, không hiệu quả trong hai tuần cách ly đã biến tàu Diamond Princess thành một thảm họa về mặt dịch tễ học, khiến 634 người nhiễm nCoV và ba trường hợp tử vong.
Trong cuộc họp báo tại Tokyo hôm 22/2, Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato xin lỗi và thừa nhận bỏ sót 23 người chưa xét nghiệm nCoV, nhưng vẫn để họ lên bờ. Tình huống này tiếp tục đặt Nhật Bản vào thế khó, khi virus có khả năng đang lây lan trên đất liền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét