Hanoma.vn- hệ sinh thái đầu tiên chuyên về máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải
Không chỉ đơn giản là một sàn giao dịch, Hanoma.vn còn hướng đến trở thành một mạng xã hội cho cộng đồng hoạt động trong lĩnh vực máy móc công nghiệp.
Hanoma.vn là hệ sinh thái đầu tiên chuyên về máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải và công nghiệp
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, giá trị nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 8 tháng đầu 2019 đạt 23,98 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ, đứng thứ 2 trong số các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam.
Năm ngoái, nhóm mặt hàng này có trị giá nhập khẩu 33,73 tỷ USD, cho thấy mức độ giao dịch trên thị trường rất lớn. Mặc dù vậy, thông tin về thị trường lại gần như không có.
Trong khi nhiều mặt hàng khác đều có thị trường buôn bán, dễ tìm kiếm thông tin như ô tô, bất động sản thì xe, máy móc công nghiệp tuyệt nhiên chưa có nơi nào để người bán, người mua giao lưu với nhau.
Trước những khó khăn trên, nền tảng Hanoma.vn đã ra đời với sứ mệnh tạo ra hệ sinh thái đầu tiên tại Việt Nam cho máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải công nghiệp.
Không chỉ dừng lại là một sàn giao dịch, Hanoma.vn ngoài hợp phần về mua bán, cho thuê phụ tùng, vật tư còn là nơi những người chủ, công ty xây dựng có thể tuyển công nhân ở các vị trí như lái máy xúc, lái xe tải.
Trên thực tế, giao dịch hàng hóa trực tuyến cho đến nay vẫn khiến không ít người băn khoăn khi thiếu đi sự kiểm soát chặt chẽ, dẫn tới tình trạng khách hàng mua phải những sản phẩm kém chất lượng.
Điều này lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn với những hàng hóa có giá trị lớn như xe, máy công nghiệp.
Tại Hanoma.vn, đội ngũ phát triển sẽ gia tăng kiểm soát thông tin người bán, xác định xem liệu người bán đó có thật hay không, tránh trường hợp đưa ra thông tin giả.
Chất lượng sản phẩm cũng sẽ được đảm bảo thông qua việc thực địa và kiểm tra trực tiếp tại nơi bán trước khi đăng tải.
Cùng với đó, các nhà cung cấp được hỗ trợ xây dựng website để người bán có thể tiếp cận dần với trực tuyến. Những trang web này sau đó sẽ được đẩy về nền tảng của Hanoma, tạo ra hệ sinh thái có sự gắn kết chặt chẽ, tránh phụ thuộc vào các thuật toán của Google.
Mặc dù chỉ mới vận hành từ tháng 3 năm nay cùng với 2 năm trước đó đi thu thập thông tin, khảo sát thị trường, Hanoma.vn hiện đã có khoảng hơn 1.000 nhà cung cấp tham gia vào hệ sinh thái, ước tính chiếm khoảng 10% thị trường.
Hanoma còn gánh vác mục tiêu lớn hơn là trở thành một mạng xã hội - nơi những người hoạt động trong lĩnh vực máy móc công nghiệp có thể nhắn tin, gọi điện, chuyển file dữ liệu cho nhau ngay trên nền tảng ứng dụng của Hanoma mà ko phải thoát ra ngoài.
Chức năng này cũng giống như các mạng xã hội khác như Zalo hay Viber. Chỉ khác là thành viên chủ yếu là những người liên quan đến máy móc, thiết bị.
Ông Phạm Quang Đức, Founder (Nhà sáng lập) kiêm CEO (giám đốc điều hành) Công ty CP iLott, đơn vị sở hữu nền tảng Hanoma.vn cho biết, trong thời gian tới sẽ quảng bá rộng rãi hơn tới người tiêu dùng để không chỉ những nhà kinh doanh mà cả những người lao động chuyên ngành cũng biết tới hệ sinh thái này.
Năm ngoái, nhóm mặt hàng này có trị giá nhập khẩu 33,73 tỷ USD, cho thấy mức độ giao dịch trên thị trường rất lớn. Mặc dù vậy, thông tin về thị trường lại gần như không có.
Trong khi nhiều mặt hàng khác đều có thị trường buôn bán, dễ tìm kiếm thông tin như ô tô, bất động sản thì xe, máy móc công nghiệp tuyệt nhiên chưa có nơi nào để người bán, người mua giao lưu với nhau.
Trước những khó khăn trên, nền tảng Hanoma.vn đã ra đời với sứ mệnh tạo ra hệ sinh thái đầu tiên tại Việt Nam cho máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải công nghiệp.
Không chỉ dừng lại là một sàn giao dịch, Hanoma.vn ngoài hợp phần về mua bán, cho thuê phụ tùng, vật tư còn là nơi những người chủ, công ty xây dựng có thể tuyển công nhân ở các vị trí như lái máy xúc, lái xe tải.
Trên thực tế, giao dịch hàng hóa trực tuyến cho đến nay vẫn khiến không ít người băn khoăn khi thiếu đi sự kiểm soát chặt chẽ, dẫn tới tình trạng khách hàng mua phải những sản phẩm kém chất lượng.
Điều này lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn với những hàng hóa có giá trị lớn như xe, máy công nghiệp.
Tại Hanoma.vn, đội ngũ phát triển sẽ gia tăng kiểm soát thông tin người bán, xác định xem liệu người bán đó có thật hay không, tránh trường hợp đưa ra thông tin giả.
Chất lượng sản phẩm cũng sẽ được đảm bảo thông qua việc thực địa và kiểm tra trực tiếp tại nơi bán trước khi đăng tải.
Cùng với đó, các nhà cung cấp được hỗ trợ xây dựng website để người bán có thể tiếp cận dần với trực tuyến. Những trang web này sau đó sẽ được đẩy về nền tảng của Hanoma, tạo ra hệ sinh thái có sự gắn kết chặt chẽ, tránh phụ thuộc vào các thuật toán của Google.
Mặc dù chỉ mới vận hành từ tháng 3 năm nay cùng với 2 năm trước đó đi thu thập thông tin, khảo sát thị trường, Hanoma.vn hiện đã có khoảng hơn 1.000 nhà cung cấp tham gia vào hệ sinh thái, ước tính chiếm khoảng 10% thị trường.
Hanoma còn gánh vác mục tiêu lớn hơn là trở thành một mạng xã hội - nơi những người hoạt động trong lĩnh vực máy móc công nghiệp có thể nhắn tin, gọi điện, chuyển file dữ liệu cho nhau ngay trên nền tảng ứng dụng của Hanoma mà ko phải thoát ra ngoài.
Chức năng này cũng giống như các mạng xã hội khác như Zalo hay Viber. Chỉ khác là thành viên chủ yếu là những người liên quan đến máy móc, thiết bị.
Ông Phạm Quang Đức, Founder (Nhà sáng lập) kiêm CEO (giám đốc điều hành) Công ty CP iLott, đơn vị sở hữu nền tảng Hanoma.vn cho biết, trong thời gian tới sẽ quảng bá rộng rãi hơn tới người tiêu dùng để không chỉ những nhà kinh doanh mà cả những người lao động chuyên ngành cũng biết tới hệ sinh thái này.
Ông Phạm Quang Đức, Founder & CEO Công ty CP Ilott
Dự định đến cuối năm nay, đội ngũ sẽ hoàn thành ứng dụng di động tích hợp các ngôn ngữ khác nhau. Trong năm tới, Hanoma sẽ đẩy mạnh thị trường trong nước và đến khoảng 2021 trở đi sẽ đẩy mạnh mảng quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét